Trung Quốc cướp phá rừng ở Mozambique

(Compassmedia)

Các doanh nhân Trung Quốc đang cướp phá các khu rừng gỗ cứng ở các quốc gia như Mozambique, Congo và Nga. Kết quả là, các quốc gia này đã mất hàng triệu đô la doanh thu thuế và các khu rừng cây gỗ cứng nhiệt đới của họ có thể biến mất chỉ sau vài năm.

Anh Nito Silva lau những vụn gỗ khỏi khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi trong khi cưa máy vẫn chạy. Anh đứng dựa vào một cây mà anh vừa chặt và nói: “Tôi đốn được khoảng 40 cây mỗi ngày.” Anh là người Mozambican 45 tuổi, đang mặc chiếc áo phông thô kệch, quần rách và giày bị trầy xước, không đội mũ bảo hiểm, bảo vệ tai hoặc kính an toàn. Và anh đang làm công việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Hàng trăm gốc cây xung quanh anh là bằng chứng cho sự lao động vất vả của anh.

Anh Silva từng là một nông dân trồng sắn, ngô và đậu. Tám năm trước, một doanh nhân Trung Quốc đã đến thăm khu vực này và đề nghị anh ta một mức lương cao để đốn cây cho họ. Họ cho anh ta mượn cưa máy và bây giờ họ đến hàng tuần để thu hoạch những thân cây bằng xe tải, sau đó vận chuyển gỗ trên những con đường đất dài 60km gập ghềnh.

Anh Silva biết những gì anh ta làm là bất hợp pháp. Anh ta nói: “Nhưng tôi có thể làm gì khác? Khi còn là nông dân, tôi gần như không kiếm được gì và tôi phải nuôi 7 đứa con.”

Anh và hai người giúp việc của mình kiếm được từ 160 đến 300 metica Mozambican (khoảng từ R60 đến R100) một cây, tùy thuộc vào loại gỗ. Người Trung Quốc bán những cây gỗ cứng quý hiếm như chanate, mun, monzo (chì), panga panga, pau preto và được trả thù lao gấp trăm lần ở quê nhà. Tuy nhiên, thu nhập của Silva sẽ không tệ ở một quốc gia như Mozambique, nơi có hơn một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ và mức lương hàng tháng hiếm khi vượt quá 3 000 metica (chỉ hơn R1 000).

 

Những người Mozambican làm công việc đốn cây khác kiếm được ít hơn. Chẳng hạn, Pedro Abilio, 28 tuổi, chỉ nhận được 2 500 metica (khoảng R900) cho mỗi chiếc xe tải gồm 80 khúc gỗ mà anh ta giao. Anh ta mất một số tiền là vì anh ta đang làm việc chính thức cho một bên trung gian Mozambica. Tuy nhiên, gỗ được xử lý trực tiếp bởi người Trung Quốc, những người này sẽ đến lấy các khúc gỗ mỗi tuần bằng cách sử dụng bảy chiếc xe tải đi đến ngôi làng hẻo lánh Abilio ở tỉnh Tete.
Giống như Silva và Abilio, nhiều người Mozambique đang khai thác gỗ trái phép cho các công ty Trung Quốc. Thông thường, ban đầu, người Trung Quốc cho họ vay tiền để mua thiết bị như cưa máy, đưa họ vào tình trạng phụ thuộc và buộc họ tiếp tục chặt cây để có thể trả hết nợ. Bằng cách mua gỗ từ các cá nhân người Mozambicans, người Trung Quốc tránh được chi phí cao để có được giấy phép khai thác gỗ và nghĩa vụ trồng lại cây.

 

Theo Ana Alonso (65 tuổi), một nhà báo người Tây Ban Nha đã vận động chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp tại Mozambique trong hơn 20 năm: “Nếu các công ty Trung Quốc tôn trọng các luật lệ, họ sẽ chỉ kiếm được lợi nhuận khoảng 10%”. Theo bà, hối lộ các quan chức thay vì trả thuế dẫn đến tăng 50% lợi nhuận cho các doanh nhân này.

Vận chuyển cây

Ông Huo- một doanh nhân Trung Quốc 53 tuổi, trông giống như một chàng cao bồi mặc áo ngụy trang màu xanh lá cây và đội mũ màu xám, ông là ông chủ của Yi Madeira, một trong nhiều công ty gỗ Trung Quốc nằm dọc theo con đường chính đến Beira, vừa nói vừa mỉm cười khi anh ta tự giới thiệu: “Nếu chúng tôi bị cảnh sát bắt, chúng tôi sẽ cho họ một ít tiền để chúng tôi có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình”.

Trên đường đến thành phố cảng này, chúng tôi vượt qua hàng chục xe tải chất đống gỗ tròn, thường được điều khiển bởi các doanh nhân Trung Quốc. Hàng chục ngàn thân cây, chất thành đống như núi, ngồi đợi được đóng thành các container rồi được chuyển đến Trung Quốc, cho thấy tốc độ khổng lồ mà người Trung Quốc đang dọn sạch các khu rừng nguyên sinh Mozambica.

 

Phá rừng

Phá rừng bất hợp pháp đang diễn ra theo cách tương tự ở các quốc gia như Congo-Brazzaville, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea-Bissau, Cameroon, Gambia, Madagascar, Nga, Indonesia, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Theo Greenpeace, nạn phá rừng này không những sẽ ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến lượng mưa.

Theo báo cáo của Green Greenpeace: “Phá rừng ở Amazon và Trung Phi đã trực tiếp gây ra lượng mưa giảm ở Trung Tây Hoa Kỳ trong mùa phát triển.  Nạn phá rừng hoàn toàn ở lưu vực Congo châu Phi được dự đoán sẽ tăng cường gió mùa Tây Phi, đồng thời tăng nhiệt độ từ 2 đến 4 độ C và giảm lượng mưa tới 50% trong toàn khu vực.

Theo ông Huo cho biết, 120 container chứa đầy gỗ có kích thước 20m3 mỗi chuyến khởi hành mỗi tuần từ Beira đến Trung Quốc. Bởi vì từ năm 2007, nhiều loại gỗ hạng nhất không còn được phép xuất khẩu dưới dạng thân cây và phải được xử lý ở Mozambique để tạo ra nhiều việc làm hơn ở đây, Huo chỉ cần cắt khúc gỗ làm đôi bằng máy. Anh ấy cười khúc khích trong khi anh ấy đưa cho chúng tôi chai nước khoáng và châm thuốc: “Cách này càng chất được nhiều gỗ hơn vào các container”.

Tước đoạt và tiếp tục di chuyển

Chúng tôi không được phép chụp ảnh những công nhân Mozambique, những người đang bốc dỡ hàng từ những chiếc xe tải chở đầy gỗ vừa mới đến, họ sử dụng xe nâng.

Huo nói một cách thẳng thắn rằng ông ta thích mua gỗ từ những người Mozambic riêng lẻ vì điều này cho phép ông “kiếm được nhiều tiền hơn”. Nó không làm áy náy lương tâm của ông ta. Ông nói: “Tất cả những người kiểm lâm, cảnh sát và chính trị gia đều là tội phạm ở đây”.

Ông ta kể rằng, gần đây các nhân viên kiểm lâm đã xuất hiện trước cửa nhà ông ta, và họ đề nghị bán cho ông ta những khúc cây được khai thác trái phép. Huo cười lớn khi chúng tôi hỏi ông sẽ làm gì khi không còn gỗ ở Mozambique: “Hiển nhiên là di chuyển đến đất nước tiếp theo nơi mà gỗ vẫn còn”.

Huo hoàn toàn tin tưởng rằng Mozambique sẽ bị tước đoạt toàn bộ rừng cây gỗ cứng “trong vòng vài năm nữa”.

 

Nguy cơ tử vong

Alonso nói rằng “trong khi thảm họa sinh thái này đang diễn ra ở Mozambique, thì cộng đồng quốc tế dường như không quan tâm lắm”.

Cô ấy chắc chắn rằng nạn phá rừng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nóng lên toàn cầu. “Mặc dù ít được biết đến hơn các khu rừng ở khu vực Amazon, những khu rừng này cũng là một phần tạo nên lá phổi của Trái đất”.

Theo cô ấy, việc bỏ mặc những khu rừng gỗ cứng và hoàn toàn không đụng đến sẽ là điều không khả thi. “Có những người đang sống ở đó. Họ phải tự nuôi sống bản thân họ”.

Đó là lý do tại sao, kể từ những năm 1990, cô đã vận hành một khu rừng rộng 60.000 ha, trong đó cô và các công nhân của mình thu hoạch và trồng lại cây một cách có kiểm soát.

Cô nói “đây là cách tốt nhất để bảo vệ một khu rừng gỗ cứng nhiệt đới”.

Mặc dù Alonso trả tiền thuế cho phần rừng của mình, cô cáo buộc rằng chính phủ Mozambique cố gắng ngăn chặn những gì cô đang làm “bằng mọi cách có thể”. Cô nói rằng giấy phép rừng của mình, đã bị thu hồi vì những lý do không rõ ràng vào năm 2010 và cô chỉ lấy lại được sau một trận chiến kéo dài hai năm. Cô cũng đã phải thuê nhân viên bảo vệ tư nhân kể từ khi nhận được những lời đe dọa nặc danh sẽ giết cô .

Chính quyền Mozambique đã không trả lời khi có yêu cầu giải thích.

Alonso thở dài: “một số chính trị gia và quan chức Mozambique đang nhanh chóng trở nên giàu có nhờ các khoản hối lộ của Trung Quốc, trong khi cư dân của khu rừng vẫn còn đang nghèo đói tuyệt vọng”.

Theo luật pháp Mozambique, các cộng đồng địa phương sẽ nhận được 20% tiền thuế đối với cây gỗ đã khai thác của Alonso. Nhưng theo cô, số tiền này sẽ không đến tay họ toàn bộ.

Hối lộ và tham nhũng

Cơ quan Điều tra Môi trường Anh cũng đổ lỗi tham nhũng cho các chính trị gia Mozambique về nạn khai thác gỗ bất hợp pháp. Trong một báo cáo được công bố gần đây, Viện Nghiên cứu này đã trích dẫn lời giải thích từ các thương nhân mua bán gỗ Trung Quốc rằng các nhà nghiên cứu bí mật làm thế nào để nhận được sự trợ giúp từ các nghị sĩ Mozambique và Bộ trưởng Nông nghiệp hiện tại- ông Jose Pacheco, người được giao nhiệm vụ chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp.

Ông Pacheco từ chối bình luận về báo cáo.

Cơ quan này tính toán rằng 93% tất cả các hoạt động khai thác gỗ ở Mozambique là bất hợp pháp trong những năm gần đây, sử dụng số liệu xuất khẩu của Mozambican và số liệu nhập khẩu của Trung Quốc. Hầu hết gỗ cứng đã được xuất sang Trung Quốc. Trung Quốc đã cấm khai thác gỗ với mục đích thương mại vào năm 1998.

Cơ quan này tính toán từ năm 2013, Mozambique là nhà cung cấp gỗ lớn nhất cho Trung Quốc trên lục địa châu Phi. Do xuất khẩu gỗ bất hợp pháp, nước này đã mất khoảng 113 triệu euro tiền thuế kể từ năm 2007 – tiền có thể đã tài trợ cho chương trình lâm nghiệp quốc gia Mozambique trong 30 năm.

Bộ Nông nghiệp đôi khi phạt các công ty gỗ của Trung Quốc, nhưng đối với Alonso những hành động như thế này không gì khác hơn là chỉ mang tính biểu tượng chính trị. “Khoản phạt là một trò đùa khi so với hàng triệu mà các doanh nhân khai thác gỗ bất hợp pháp này kiếm được. Xã hội dân sự nên hành động và không nên chấp nhận điều này diễn ra nữa”.

Tổ chức Môi trường Địa phương Forum Terra dẫn đầu bằng ví dụ. Nó làm cho các cộng đồng nhận thức được các quyền của họ và giúp họ thành lập các ủy ban để ngăn chặn các doanh nhân mua chuộc các nhà lãnh đạo địa phương.

Họ cũng được khuyến khích để báo cáo những xe tải chở gỗ khai thác trái phép. Manuel Passar từ Forum Terra giải thích “họ nên gọi chính quyền địa phương; Một nửa số tiền phạt nên được trả trực tiếp cho cộng đồng địa phương”.

Trong khi đó, người khai thác gỗ bất hợp pháp – Silva đã nhận thấy sự sụt giảm đáng kể số lượng cây gỗ cứng có giá trị trong khu vực của mình. Mặc dù vậy, anh ấy không thực sự quan tâm, anh ta nói trong khi đổ tiếp xăng mới vào cưa máy: “Khi tất cả các cây trong rừng đều biến mất, tôi sẽ đốt hết mọi thứ để tạo ra đất nông nghiệp và sẽ trồng ngô và dứa”.

Nguồn: Vui lòng xem tại ĐÂY  (rungvacongdong.com)