Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cập nhật Danh sách đỏ mới nhất, không có sự cải thiện nào so với năm trước

(Mongabay-18/07/2019)

  • Bản cập nhật Danh sách Đỏ mới nhất của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), bao gồm các đánh giá của 105.732 loài, đã liệt kê hơn 28.000 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
  • Theo IUCN, sự suy giảm của nhiều loài sinh vật trong số này có thể được quy nguyên nhâncho sự khai thác quá mức của con người. Chẳng hạn, loài red-capped mangabey (thuộc bộ Linh trưởng) đã chuyển từ loài dễ bị tổn thương sang loài có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2019, phần lớn là do các mối đe dọa từ việc săn bắn trái phép và chuyển đổi phần lớn môi trường sống của loài khỉ này ven bờ biển ở Tây Phi sang đất nông nghiệp.
  • Hơn 5.000 loài cây từ 180 quốc gia và 500 loài cá xương đang sống ở các vùng biển sâu như cá đèn phát quang, cũng đã được thêm vào Danh sách đỏ năm nay.
  • Theo IUCN,  không có loài nào được đánh giá là đã cải thiện tình trạng thực sự đủ để kiếm được một vị trí trong danh mục mối đe dọa thấp hơn.

Từ cá đuối đến những loài ốc sống ở những vùng biển sâu, các loài linh trưởng đến cây gỗ hồng, bản cập nhật Danh sách đỏ mới nhất của IUCN vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho các loài sinh vật trên thế giới của chúng ta.

Bản cập nhật, bao gồm các đánh giá 105.732 loài động vật và thực vật cho đến nay, liệt kê hơn 28.000 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, phần lớn sự suy giảm các loài sinh vật này là do sự khai thác quá mức của con người.

Ví dụ, loài mangabey nắp đỏ (Cercocebus torquatus), một loài khỉ trước đây được liệt kê là loài dễ bị tổn thương, hiện đã bị chuyển sang loài có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng loài này giảm là do săn bắn trái phép để lấy thịt rừng và chuyển đổi phần lớn môi trường sống ở bờ biển Đại Tây Dương ở Tây Phi sang đất nông nghiệp.

Ở Đông Phi, loài rùa pancake (Malacochersus tornieri) đang phải đối mặt với nạn buôn bán thú cưng trên toàn cầu. Bởi vì khai thác quá mức cho thương mại loài động vật này, cùng với việc phá hủy môi trường sống của nó, loài bò sát này đã chuyển từ bị liệt vào danh sách dễ bị tổn thương đến danh sách nguy cấp nghiêm trọng.

                                                                                     Loài rùa pancake

Hơn 90 phần trăm số lượng các loài cây gỗ hồng và cây cẩm lai palissander (Dalbergia) cũng được đánh giá trong Danh sách đỏ, hiện đang bị đe dọa, chủ yếu nguyên nhân là do buôn lậu bất hợp pháp và mất môi trường sống. Theo một thông cáo báo chí từ IUCN, cá nước ngọt dường như cũng đang phải vật lộn, với việc mất các dòng sông chảy tự do và gia tăng ô nhiễm khiến hơn một nửa số cá nước ngọt đặc hữu Nhật Bản và hơn một phần ba cá nước ngọt ở Mexico sắp tuyệt chủng.

IUCN cho biết, không có loài nào được đánh giá là có cải thiện thực sự về tình trạng đủ để kiếm được một vị trí trong danh mục mối đe dọa thấp hơn cho bản danh sách vừa được cập nhật này.

Ông Keith Grethel Aguilar, tổng giám đốc của IUCN, cho biết: “Với hơn 100.000 loài hiện được đánh giá trong Danh sách đỏ của IUCN, bản cập nhật này cho thấy rõ con người trên thế giới đang khai thác quá mức động vật hoang dã như thế nào. Các quốc gia, doanh nghiệp và xã hội dân sự phải khẩn trương hành động để ngăn chặn sự khai thác quá mức của tự nhiên, và phải tôn trọng và hỗ trợ cộng đồng địa phương và người dân bản địa trong việc tăng cường sinh kế bền vững.”

Ông Andrew Terry- Giám đốc Bảo tồn và Chính sách của Hiệp hội Động vật học Luân Đôn cho biết: “Hồi chuông báo đã vang lên liên tục về cuộc khủng hoảng của động vật biển và nước ngọt trên khắp thế giới và đến thời điểm chúng ta cần phải chú ý hơn đến vấn đề này.”

Bản cập nhật Danh sách đỏ mới nhất liệt kê 9.754 loài có nguy cơ tuyệt chủng, 12.457 là loài dễ bị tổn thương và 6.435 loài gần bị đe dọa. Hơn 15.000 loài được liệt kê là thiếu dữ liệu, điều đó có nghĩa là không có đủ thông tin để đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng.

Có hàng ngàn loài mới trong Danh sách đỏ của IUCN năm nay. Chúng bao gồm một cây thường xanh Tây Phi, Allophylus samoritourei, cao tới 18 mét (59 feet). Loài này được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng, với ít hơn 250 cá thể trưởng thành được ước tính trong phạm vi của nó, bao gồm 180 cây trưởng thành ở Guinea. Loài cây này đang suy giảm do mất môi trường sống từ khai thác, nông nghiệp và mở rộng đô thị.

Ếch vũng hồ Oku (Phrynobatrachus njiomock), một loài chỉ được biết đến từ Rừng Kilum-Ijim ở Cameroon, ra mắt trong danh sách năm nay là cực kỳ nguy cấp (có thể bị tuyệt chủng). Từng là loài ếch dồi dào nhất ở vùng hồ Oku, nhưng nó đã không còn được nhìn thấy kể từ năm 2010. Các nhà nghiên cứu cho biết quần thể ếch có khả năng giảm hoặc biến mất chủ yếu là do chytridiomycosis- một loại bệnh nấm gây ra bởi nấm chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis) đã tàn phá số lượng động vật lưỡng cư trên toàn thế giới.

                           Ốc sên chân vảy được biết đến từ chỉ ba địa điểm dưới biển sâu.

Hơn 5.000 loài cây từ 180 quốc gia cũng đã được thêm vào Danh sách đỏ năm nay. Chẳng hạn, loài cây Du Mỹ (Ulmus americana), từng được tìm thấy trên khắp Canada và Hoa Kỳ, đã lọt vào Danh sách đỏ vì nguy cơ tuyệt chủng, quần thể của nó suy giảm trong nhiều thập kỷ do bệnh cây du Hà Lan- một mầm bệnh do nấm xâm lấn.

Theo Paul Paul- Tổng thư ký của Botanic Gardens Conservation International, cho biết: “Báo cáo này cảnh báo là chúng ta đã mất các tài nguyên quý giá như gỗ hồng và cây du, và chúng ta cũng mất khả năng phục hồi hệ sinh thái, làm suy yếu các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu mà rừng cung cấp.”

Ngoài cây cối, một số loài sinh vật sống ở biển sâu cũng xuất hiện trong danh sách mới vừa cập nhật này, bao gồm 500 loài cá nhiều xương, sống ở biển sâu như cá đèn phát sáng. Một loài nhuyễn thể thủy nhiệt dưới biển sâu khác như ốc sên chân vảy (Chrysomallon squamiferum), cũng vừa xuất hiện trong danh sách đang bị đe dọa. Thông cáo báo chí cho biết, Ốc sên chỉ được biết đến từ ba địa điểm trên các lỗ thông thủy nhiệt ở độ sâu xuống tới 2.900 mét (9.500 feet) ở Ấn Độ Dương. Với triển vọng phát triển khai thác nước sâu trong tương lai ở hai trong số các khu vực này, môi trường sống của loài ốc sên có thể bị phá hủy. Tuy nhiên, khoảng 20 phần trăm của tất cả các đánh giá dưới biển sâu là thiếu dữ liệu, làm tăng nhu cầu nghiên cứu về các loài này.

Beth Polidoro- Nhà nghiên cứu Chất độc Hải dương ở Đại học Arizona và là Đồng Chủ tịch của Hội đồng Danh sách đỏ các loài cá ở biển cho biết: “Lần đầu tiên khi nhiều loài sinh vật sống ở biển sâu trên thế giới được đánh giá trong danh sách Đỏ, chúng ta mới bắt đầu hiểu được tác động và các mối đe dọa đối với những nơi gần như chưa được khám phá và chưa được quản lý này”. Như vậy, tầm quan trọng của quy trình Danh sách đỏ của IUCN đối với các loài sinh vật sống ở biển sâu ngày càng rõ rệt, vì đây là một trong những chỉ số duy nhất về tình trạng đa dạng sinh học biển sâu trên toàn cầu.”

Theo: rungvacongdong.com