Được quảng bá đó là “sự phát triển”, nhưng nạn chiếm đoạt đất đai đang làm tổn thương các cộng đồng địa phương và phụ nữ cộng đồng là những người phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề hơn

Một nghiên cứu mới của Đại học bang Oregon cho thấy các thương vụ mua bán đất đai quy mô lớn trong đó các quốc gia bán các khu đất lớn, thuộc sở hữu công cho các tập đoàn trong và ngoài nước đã mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ địa phương nhiều hơn nam giới.

Nhà nghiên cứu Reem Hajjar của Đại học Lâm nghiệp OSU nói rằng, những phát hiện của nghiên cứu này rất quan trọng bởi vì các vụ mua bán, hay còn được gọi là vụ chiếm đoạt đất đai, đang diễn ra với tốc độ và quy mô chưa từng có – ít nhất 45 triệu ha, và có thể lên tới 200 triệu ha đất đai đã được sang tay đổi chủ trong thập kỷ qua, vấn đề này chủ yếu xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp.

Hajjar- Trợ lý Giáo sư về Hệ sinh thái Rừng và Xã hội, đã nói rằng: “Chính phủ đã cố gắng dàn dựng nó thành sự phát triển của vùng đất cận biên hoặc không được sử dụng đúng mức. Họ nói rằng ‘chúng ta sẽ thúc đẩy sản xuất, chúng ta sẽ nuôi sống đất nước này’. Điều chúng ta thấy là những thương vụ mua bán đất đai quy mô lớn này thực sự lấy đi lương thực từ chính những người dân nông thôn và phụ nữ của khu vực này vì khi các vụ giao dịch đất đai diễn ra thành công, sẽ giết chết các cây trồng để xuất khẩu như xoài và đường, điều đó dẫn đến sự nghèo đói hơn ở khu vực địa phương đó.”

Các thương vụ mua bán đất đai quy mô lớn, được biết đến như là LSLT, không phải lúc nào cũng đến từ mục đích nông nghiệp. Du lịch, lâm nghiệp thương mại, khai thác khoáng sản và thậm chí là “green grabs” và “blue grabs”, – là việc đất đai và nguồn nước được mua lại vì mục tiêu bảo vệ môi trường – đó là những động lực khác của các thương vụ buôn bán đât đai sẽ thay đổi quyền sở hữu của người dân đối với đất và rừng – quyền tiếp cận, lợi ích từ và/hoặc kiểm soát các tài nguyên liên quan đến đất đai.

 

Ở nhiều nơi, cộng đồng địa phương có các quyền sử dụng đất không an toàn, ở những nơi này quyền sử dụng đất theo phong tục hoặc theo truyền thống đối với đất đai, thì cộng đồng có thể không được công nhận sở hữu đất đai theo luật, vì thế điều này giúp chính phủ dễ dàng chiếm đoạt và bán lại những vùng đất đó cho các tập đoàn.

Hajjar, hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, Đại học bang Arizona, Đại học Copenhagen và Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp và Môi trường của Ethiopia, đã phân tích bốn LSLT ở phía tây Ethiopia. Họ phát hiện ra rằng phụ nữ trong các cộng đồng này, khi họ bị mất quyền tiếp cận vào các vùng đất, thì phụ nữ phải chịu các tác động “bất lợi và nghiêm trọng hơn” so với các tác động mà đàn ông phải chịu.

Các thương vụ mua bán đất đai lớn có xu hướng gây ra ba sự thay đổi chính trong quyền sở hữu và sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu: Tái định cư và giảm diện tích đất của các cá nhân nắm giữ đất tư nhân, nơi mà dân làng sẽ trồng cây để sinh sống và buôn bán; mất đất công cộng để chăn thả gia súc; và mất rừng, do phá rừng bởi các nhà đầu tư hoặc thông qua việc tái định cư cho dân làng và đất nông nghiệp của họ trở thành các khu vực đất rừng. Các khoản bồi thường cho dân làng bị mất đất thường không thỏa đáng.

Hajjar nói rằng sau khi giao dịch đất, cả phụ nữ và đàn ông đều không có nhiều sự lựa chọn ngoài tìm việc làm lao động công nhật cho các nhà đầu tư đất đai để tạo ra thu nhập rồi dùng tiền này để mua thức ăn, những thứ mà họ không còn có thể tự trồng được.

Cô nói: “Người dân bị chuyển đổi từ hầu hết là các hộ kinh doanh nông nghiệp quy mô nhỏ, độc lập trở thành những người lao động làm công ăn lương. Và các công việc được hứa hẹn ở tại các vùng đất được mua bán này thường ít phong phú và ít lâu dài hơn dự kiến. Nhiều người chồng phải tìm việc ở trong thị trấn, để lại những người phụ nữ đảm nhận các công việc làm nông trên mảnh đất ngày càng nhỏ mà các hộ gia đình vẫn đang sở hữu”.

Phụ nữ vẫn được kỳ vọng là sẽ hoàn thành tất cả các trách nhiệm nội trợ gia đình trước đây của họ, chẳng hạn như kiếm củi – (để phải kiếm đủ củi thì họ phải đi đến các địa điểm xa hơn sau khi diễn ra các vụ mua bán đất đai), nấu ăn, dọn dẹp và chăm sóc trẻ em.

Hajjar nói rằng “Với việc đàn ông đã đi xa hơn để kiếm công việc, phụ nữ giờ phải nuôi con một mình, thêm gánh nặng cho công việc lao động hàng ngày của họ. Các hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ bị ảnh hưởng đặc biệt kể từ khi những đứa con trai lớn tuổi hơn phải rời khỏi nhà để tìm việc làm. Việc giảm đất thuộc sở hữu hộ gia đình phát sinh từ các vụ mua bán đất đai quy mô lớn đã làm thay đổi phân chia lao động trong các hộ gia đình này, theo cách làm tăng gánh nặng cho phụ nữ, những người mà không những phải làm việc như một người lao động làm công ăn lương mà còn phải gánh một khối lượng công việc lớn hơn tại nhà”.

Phụ nữ cũng phải chịu nhiều gánh nặng khác từ ảnh hưởng của các thương vụ mua bán đất như sức khỏe thể chất của các thành viên cộng đồng.

Hajjar nói: “Vì có sự giảm sút trong việc có thể kiếm thức ăn đã khiến phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn vì họ chủ yếu chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn cho gia đình của họ. Phụ nữ thường sẽ phản ứng với tình trạng thiếu hụt bằng cách họ sẽ ăn ít hơn để đảm bảo đàn ông và trẻ em được ăn đủ. Mất đất công cộng để chăn thả gia súc, thường sẽ làm cho các hộ gia đình sẽ có ít thịt và các sản phẩm từ sữa hơn vì họ không thể chăn nuôi gia súc trên các vùng đất còn lại”.

Sáng kiến về Quyền và Tài nguyên cũng cộng tác và giúp tài trợ cho nghiên cứu này. Quỹ khoa học quốc gia, NASA và Cục phát triển quốc tế Vương quốc Anh cũng hỗ trợ nghiên cứu.

Nguồn: Vui lòng xem tại ĐÂY

Nguồn: rungvacongdong.com